CHẦU VĂN

 

Hát Chầu Văn là gì? Đặc điểm giai điệu trong hát Chầu văn

Hát Chầu Văn là một loại hình nghệ thuật độc đáo, thể hiện tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ đặc điểm, tính chất của dòng nhạc này. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng Lạc Việt Audio theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Hát Chầu Văn là gì? 

Hát Chầu văn hay còn được gọi là hát Văn hay hát hầu đồng là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền và một phần tín ngưỡng thờ Mẫu của văn hóa Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Nhờ sử dụng lời ca trau chuốt, nghiêm trang và âm nhạc mang tính tâm linh mà chầu văn được coi là hình thức âm nhạc mang ý nghĩa thần thánh.

Thời kỳ thịnh vượng nhất của Chầu văn rơi vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, với các cuộc thi được mở ra thường xuyên nhằm lựa chọn người hát cung văn. Tuy nhiên, từ năm 1954, hát Chầu văn dần dần bị mai một vì hầu đồng bị coi là mê tín dị đoan và bị cấm. Tưởng chừng như dấu chấm hết cho Chầu Văn sẽ đặt tại đây, tuy nhiên, vào năm 1990, loại hình nghệ thuật này lại phát triển mạnh mẽ trở lại, cùng với các trung tâm hát văn như nam Định, Ninh Bình, Hà Nam,… 

Hiện tại, hát Chầu Văn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ 

Hát Chầu Văn là gì? 
Hát Chầu Văn là gì?

Giai điệu trong hát Chầu văn

Giai điệu, cùng với tone là một trong những thành tố quan trọng của âm nhạc. Các nhà nghiên cứu đi trước đã có nhiều định nghĩa khác nhau về giai điệu. Theo tác giả V.A.Vakhrameev trong cuốn Lý thuyết âm nhạc cơ bản do Vũ Tự Lân dịch, cho biết: “Giai điệu là sự nối tiếp các âm thanh một bè, có tổ chức về phương diện điệu thức, nhịp điệu và tiết tấu”.

Học giả Willi trong cuốn từ điển Harvard Dictionary of Music đã viết: Theo nghĩa rộng, giai điệu là một chuỗi các nốt nhạc, trái ngược với hòa âm là các nốt nhạc vang lên cùng một lúc. Giai điệu và hòa âm là đại diện cho chiều ngang và chiều dọc của cấu trúc âm nhạc. Tuy nhiên, giai điệu rất tự nhiên không thể tách rời nhịp điệu. Mỗi âm thanh có 2 đặc tính cơ bản, cao độ và trường độ, và cả hai đặc tính này nằm trong chuỗi các giá trị cao độ và trường độ được gọi là giai điệu. Xem xét giai điệu và nhịp điệu tách biệt hoặc thậm chí là hiện tượng loại trừ lẫn nhau như chúng ta thường làm là việc sai lầm. Cơ bản có thể coi hát chầu văn là một trong những dòng nhạc acoustics cổ truyền của Việt Nam.

Qua các nhận định trên, các nhà nghiên cứu đều thống nhất khi tìm hiểu về giai điệu thì không chỉ phân tích về cao độ mà phải gắn liền với nhịp điệu. Bởi vậy, giai điệu hát văn sẽ bao gồm hai vấn đề: âm điệu và nhịp điệu.

Giai điệu trong hát Chầu văn
Giai điệu trong hát Chầu văn

 

Âm điệu

Để có thể hiểu sâu sắc hơn về hát chầu văn là gì? Các bạn cần phải hiểu về âm điệu của chầu văn. Vấn đề đầu tiên là về âm điệu, âm điệu bao gồm âm vực, hướng tiến hành, trang điểm âm. Trong đó âm vực được hiểu là khoảng cách từ âm thấp nhất tới âm cao nhất trong một làn điệu. Đối với hát chầu văn, mỗi làn điệu không phải lúc nào cũng có sự thống nhất về mặt âm vực. 

Trong hát văn hầu có rất nhiều quãng âm vực khác nhau của 38 làn điệu, các giai điệu chuyển động chủ yếu từ quãng 8 tới quãng 13. Lấy đơn cử như âm vực quãng 10, âm vực quãng 10 có nhiều nhất trong các làn điệu hát văn. Nếu âm vực quãng 9 là kết quả của việc mở rộng khung tựa âm điệu quãng 8 lên trên hoặc xuống dưới một quãng 2 trưởng thì âm vực quãng 10 lại là sự kết hợp giữa khung tựa âm điệu quãng 8 với quãng 3 thứ ở trên hoặc ở dưới. Chỉ khi nghe hát chầu văn là gì bằng các loại loa karaoke cao cấp thì bạn mới có thể cảm nhận được hết giai điệu của các bài chầu văn được mà thôi.

Các làn điệu quãng 3 thứ mở rộng lên phía trên (phú nói, phú bình, phú rầu, hãm chuốc rượu nhịp ba, kiều bóng, xá dậy bằng, bỏ bộ nữ thần, sa mạc, sai), chiếm ưu thế hơn quãng 3 thứ mở rộng xuống phía dưới (kiều dương, xá quảng). Âm vực quãng 10 còn được hình thành trên khung tựa âm điệu quãng 8 được mở rộng cả trên và dưới quãng 2 trưởng, như trong cờn luyện, luyện tam tầng. Có thể coi âm vực quãng 10 là phổ cập nhất, vì nó có trong nhiều làn điệu nhất, do thuận tiện cho việc phổ nhạc vào nhiều loại thơ, lại phù hợp với âm vực giọng hát của nhiều cung văn. Cơ bản các bài hát trong hát chầu văn đều có trong các dòng đầu karaoke cao cấp hiện nay, bạn có thể mua về để hát karaoke rất tốt đó.

Về hướng tiến hành, trong hát văn hướng tiến hành giai điệu chủ yếu là hướng đi xuống dần, đầu tiên là xoay quanh âm chủ trên, sau đó lại quay quanh âm chủ dưới. Cùng với đó là lối tiến hành theo hình chữ A, chữ V rồi cả hướng đi ngang, tuy nhiên những hướng đi này là rất ít. Còn trang điểm âm, đối với hát văn trang điểm âm là điều khá quan trọng, nó giúp cho giai điệu của các bài văn trở nên sinh động hơn. Những kỹ thuật chính dùng để trang điểm âm trong chầu văn đó là các kỹ thuật luyến, rung, nhấn vuốt,… Đây được coi là cách để cung văn thể hiện trình độ, trổ tài của minh để góp phần làm đẹp cho giai điệu bài văn. 

Âm điệu trong hát Chầu văn
Âm điệu trong hát Chầu văn


    Nhịp điệu

    Nhịp điệu cũng là một khái niệm cầm phải biết để hiểu hát chầu văn là gì? Nhịp điệu trong hát văn thường là nhịp một, nhịp đôi, nhịp ba của bộ gõ, đây là những nhịp điệu mang tính chu kỳ. Hát văn là thể loại được hình thành từ nền thơ vì vậy nó bị ảnh hưởng khá nhiều bởi lối hát đảo phách mà trọng âm của thơ thường rơi vào phách yếu.

    Giai điệu

    Giai điệu trong hát chầu văn vô cùng phong phú và đa dạng phụ thuộc vào từng phần trong bài. Khi bạn nghe các dòng amply karaoke có nút loudness và nghe buổi tối sẽ thấy những bài hát chầu văn thật sự rất hay và khác biệt so với các thể loại nhạc khác.

    • Mở đầu giá đồng: hát điệu văn thờ, tiết tấu tương đối nhanh, gấp gáp
    • Khi Thánh đã nhập đồng: hát văn hầu ca ngợi công đức của các thánh thần, rồi chuyển qua hát dọc để kích thích khả năng thăng thoát của người ngồi đồng. Đoạn này giọng ca dồn dập mà tưng bừng
    • Khi các Thánh đã nhập vào nhân vật thì chuyển điệu thức cao hơn dọc một bậc

    Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, hát văn không chỉ khó về ngôn từ, ngữ điệu mà người hát cần có sự linh hoạt nhạy bén và khả năng quan sát, phản ứng nhanh để điều chỉnh tiết tấu sao cho phù hợp với người ngồi đồng. 

    Sự độc đáo của hát chầu văn còn được thể hiện qua sự xuất hiện của các nhân vật với tính cách khác nhau, được thể hiện tinh tế và đặc sắc qua hát, múa và nhạc đệm. Có thể coi đây chính là loại hình nghệ thuật tạo tiền đề cho sự hình thành của loại hình sân khấu dân tộc. 

    Đặc điểm âm nhạc trong làn điệu hát chầu văn

    Có rất nhiều đặc điểm để giải thích có thể hiểu chi tiết về hát chầu văn là gì

    Cấu trúc làn điệu

    Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về cấu trúc làn điệu. Tuy nhiên, tóm lại có thể hiểu cấu trúc là quan hệ các yếu tố bên trong có sự sắp xếp tổ chức nhất định tạo lên một chỉnh thể hoàn chỉnh.

    Khác với các loại hình nghệ thuật hát văn thờ, hát văn thi khác hát Chầu văn thường ghi nhận cấu trúc 2 phần, rất hiếm gặp cấu trúc ba phần

    • Phần thân hát theo lối có nhịp
    • Phần mở hát theo lối hát ngâm trên nhịp dồn phách

    Có thể thấy cấu trúc trong hát chầu văn có mối quan hệ rất chặt chẽ với lời thơ của mỗi bài văn, nó góp phần định hình được cấu trúc nhạc. Còn cấu trúc hai phần trong chầu văn gồm phần mở và phần thân. Phần mở được ngâm trên nhịp tự do ứng với hai cặp lục bát (6/8/6/8). Phần thân chuyển sang lối hát có nhịp vào nửa sau của trổ hát nghĩa là hát câu 2 và bộ phận đóng, sang trổ tiếp sau mới hát trọn vẹn cả trổ… như vậy có thể thấy đối với cấu trúc hai phần thường được hát theo lối hát ngâm trên nhịp tự do tạo ranh giới với phần thân hát theo lối có nhịp. Về cấu trúc ba phần, là làn điệu gồm ba phần với phần mở, phần thân, phần đóng. Có thể thấy cấu trúc làn điệu ba phần trong hát văn hầu đồng không phải là dạng phổ biến, chủ yếu xuất hiện trong lối hát chèo đò.

    Tóm lại cấu trúc làn điệu trong hát văn rất đa dạng và phong phú với những đặc điểm chung và riêng có. Nhưng nhìn chung có ba dạng phổ biến nhất đó là dạng cấu trúc một phần, cấu trúc hai phần và cấu trúc ba phần.

    Nhịp phách trong hát Chầu Văn

    Thông thường có hai nhịp được quan tâm trong hát Chầu văn:

    • Nhịp nội là cách gọi dạng âm hình tiết tấu trong âm nhạc cổ truyền mà ở đó các từ, các chữ được nhấn vào đầu nhịp (phần mạnh của phách mạnh). 
    • Nhịp ngoại là cách gọi dạng âm hình tiết tấu trong âm nhạc cổ truyền mà ở đó các từ, các chữ không nhấn vào đầu nhịp (phần mạnh của phách mạnh) mà được nhấn ở phần yếu của phách mạnh hay ở phách yếu hoặc trường độ của nốt nhạc (chữ hay từ) được nối từ phách yếu nhịp trước sang phách mạnh nhịp kế tiếp. 

    Trong Chầu văn, đa số các làn điệu thường sử dụng nhịp ngoại, tạo cảm giác mông lung, huyền ảo cho người nghe/xem. Một số nghệ nhân cũng cho biết, nhịp ngoại là “tính” đặc thù trong nghệ thuật hát chầu văn. Sự ứng tác tài tình của các cung văn “thời xưa”, có lẽ chính là nguyên nhân của việc xuất hiện nhịp ngoại trong chầu văn

    Phách là đơn vị cơ bản để tính thời gian trong âm nhạc. Khi vừa hát vừa gõ một cách đều đặn thì thời gian của mỗi cái gõ như vậy được gọi là một phách. Thời gian của phách được tính từ khi đầu bàn tay (hoặc đầu bàn chân) ở trên cao đưa xuống điểm gõ cho tới khi nó lại được đưa lên cao để gõ tiếp

    Đặc điểm âm nhạc trong làn điệu hát chầu văn
    Đặc điểm âm nhạc trong làn điệu hát chầu văn


      Một số nghi thức trong hát Chầu Văn

      Trang phục trong hát Chầu Văn

      Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Tam Phủ- Tứ Phủ, người ta chia ra làm các hàng các bậc khác nhau, mỗi nhân vật thuộc cấp bậc có những đặc điểm chung, điểm riêng dựa vào đó người ta có thể nhận biết trang phục đó là của vị nào. Đối với hàng Thiên phủ thường thì trang phục sẽ có màu đỏ, Nhạc phủ màu xanh, Thoải phủ màu trắng. Hay các các hàng Đệ nhất thường là màu đỏ, Đệ nhị màu xanh lá, đệ tam màu trắng, đệ tứ màu vàng, tiếp đó là các màu xanh lục, màu lam và các màu trung gian khác. Ví như Giá hàng Ngũ vị tôn ông, mỗi vị có một màu sắc chủ đạo khác nhau, Quan Lớn Đệ Nhất – Đệ Nhất Tôn Ông có trang phục màu đỏ, Quan Lớn Đệ Nhị – Đệ Nhị Giám Sát màu xanh lá, Quan Lớn Đệ Tam – Tam Phủ Vương Quan màu trắng, Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai trang phục màu chủ đạo là màu vàng, quan lớn đệ ngũ Tuần Tranh màu xanh lam.

      Bên cạnh trang phục thì phụ kiện hay các đạo cụ đi kèm cũng tạo nên những đặc điểm nhận diện các giá đồng. Giá các quan hoàng thể hiện sự chững chạc uy nghiêm, quyền quý còn thêm cờ, kiếm, hèo, quạt, bút đề thơ, hoặc thêm bình trà, ngọc trân, thuốc lá,… để biểu lộ thú hưởng lạc rong chơi. Các giá Cô thì y phục dân tộc có thêu thùa, trang sức đỏm dáng cùng các đạo cụ hái hoa, hái quả thể hiện quyền uy lại bộc lộ cá tính hồn nhiên, 32 do vậy trang phục còn thêm kiềng bạc túi trầu cau, dao quai, dao quắm,… giá các cậu cũng thể hiện quyền quý, trẻ thơ nên có khăn quấn đầu, quần thun bó đùi, giáng điệu rất tự nhiên thể hiện khi lễ cũng như khi ban phát tiền, lộc

      Giá chầu là nữ thường mặc quầy (váy), áo chẽn theo lối dân tộc, đảm bảo sự trang nghiêm cốt cách. Tất nhiên trang phục do từng cá nhân thanh đồng sắm, phần màu sắc hoa văn tùy thuộc, nhất là khăn chầu theo lỗi cổ củ ấu, nhưng không hẳn khi trang điểm đã giống nhau

      Trang phục trong hát Chầu Văn
      Trang phục trong hát Chầu Văn

      Không gian diễn xướng của hát Chầu Văn

      Hoạt động hát chầu văn được diễn ra ở nhiều không gian khác nhau. Đó có thể là nơi linh thiêng như đền thờ, phủ, chùa, điện,… những nơi có thờ thánh thờ Mẫu, đó cũng có thể là ở trên các hệ thống âm thanh sân khấu,… Không gian là điều rất quan trọng tạo lên sự thăng hoa trong mỗi buổi lên đồng của các thanh đồng. Cùng với những lời ca tiếng hát của cung văn tại các nơi linh thiêng có tượng các vị thánh, có mùi hương, có ánh nến,… tạo nên một không gian thăng hoa giúp cho các thanh đồng dễ dàng được “nhập” hơn.

      Tại các buổi diễn xướng sân khấu với ánh đèn điện, với việc dàn dựng sân khấu với sự hào hứng của khán giả tạo ra không gian linh thiêng, mờ ảo không kém tại các đền phủ.

      Nhìn chung, có thể thấy hát chầu văn thường gắn với các không gian linh thiêng, không gian thể hiện sự giao tiếp giữa người trần và các vị thánh và thanh đồng được coi là người trung gian thể hiện sự giao tiếp đó.

      Không gian diễn xướng của hát Chầu Văn
      Không gian diễn xướng của hát Chầu Văn

      Nhạc cụ trong hát Chầu Văn

      Trong hát chầu văn, hệ thống nhạc khí với biên chế cổ điển bao gồm đàn nguyệt, phách, cảnh, trống ban, thanh la và trống cái. Dàn nhạc trong chầu văn lớn nhỏ tùy thuộc vào từng địa phương, vào mức độ của buổi lễ và yêu cầu của người làm lễ nhưng không thể thiếu ba nhạc cụ chính yếu là đàn nguyệt, trống nhỏ và cảnh đôi. Âm thanh, tiết tấu, nhịp điệu của ba nhạc cụ trên tạo nên tính cách riêng biệt và đặc thù của hát văn. Điểm đặc sắc trong dàn nhạc của chầu văn ở chỗ sử dụng đàn nguyệt là nhạc cụ mang tính âm, nhạc cụ chính mang tính dẫn dắt trong cả dàn âm thanh

      Thông thường, cung văn chơi đàn nguyệt đảm nhiệm vai trò hát chính. Nhưng trong các lễ hầu đồng, cả cung văn đánh nhịp (phách, cảnh, trống) cũng phải hát. Trống ban, trống cái (thuộc Cách) là các nhạc khí bán âm. Trong diễn tấu, phách và cảnh đảm nhiệm nền nhịp điệu chu kỳ, dẫn dụ, nâng đỡ giai điệu đàn nguyệt với sự điểm xuyết của trống ban hay trống cái. Phách, cảnh, trống ban và thanh la do một cung văn đảm nhiệm. Trống cái chỉ sử dụng trong những lễ lớn với vai trò hỗ trợ của một cung văn cầm chầu. Đây được coi là biên chế chính thức của dàn nhạc hát văn cổ truyền với 2 hoặc 3 cung văn. 

      Hệ nhạc khí trong hát văn, đáng chú ý nhất là bộ nhạc khí tiết tấu. Khi diễn tấu, cung văn tay trái cầm 1 dùi vừa đánh phách vừa gõ trống ban. Tay phải cầm 2 dùi, 1 dùi kẹp giữa ngón cái và ngón trỏ để đánh phách, 1 dùi kẹp giữa ngón trỏ và ngón giữa để đánh cảnh. Phách và cảnh luôn diễn tấu những mô hình nhịp điệu chu kỳ làm nền cho giai điệu tiếng đàn, giọng hát. Đây chính là thành phần xác định tính vũ khúc của âm nhạc hát Chầu văn.

      Nhạc cụ trong hát Chầu Văn
      Nhạc cụ trong hát Chầu Văn

      Một số nghệ nhân hát Chầu Văn nổi tiếng

      Vì hát Chầu Văn chủ yếu phổ biến ở miền Bắc nên các nghệ nhân hát dòng nhạc truyền thống này cũng tập trung chủ yếu ở khu vực này, cụ thể như sau: 

      – Hà Nội: 

      • Nghệ nhân Vĩnh Hàng Tre – Tâm Cẩn
      • Nghệ nhân Cả MÃ
      • Nghệ nhân Hoàng Trọng Kha
      • Nghệ nhân Bạch Phượng
      • Nghệ nhân Lê Bá Cao
      • Nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng (Vượng râu)

       

      • Nghệ nhân dân gian Thanh Long

      – Nam Định:

      • NSND Bùi Trọng Đang
      • Nghệ sĩ Thanh Long
      • Nghệ sĩ Khắc Tư
      • Nghệ sĩ Trọng Quỳnh
      • Nghệ sĩ Xuân Hinh
      • NSƯT Kim Liên – Thế Tuyền

      – Huế:

      • Nghệ sĩ Bảo Cường
      • Nghệ sĩ ưu tú Hoàng Hằng
      • Ca sĩ Vân Khánh
      Một số nghệ nhân hát Chầu Văn nổi tiếng
      Một số nghệ nhân hát Chầu Văn nổi tiếng


        Một số tác phẩm hát Chầu văn nổi bật

        Hiện nay, trong kho tàng âm nhạc vIệt Nam có rất nhiều các bài hát Chầu Văn ấn tượng, đi sâu vào lòng người, phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Tiêu biểu phải kể đến:

        • Cậu Quận Sòng Sơn Văn
        • Văn bài sai Mười hai cô
        • Cậu thả lưới
        • Cậu bé Hoàng
        • Văn Cô Bé Hòa Bình
        • Văn Cậu Quận Phủ Dầy
        • Văn Cô Cả
        • Văn Cô Đôi Cam Đường
        • Văn Cậu Quận Đồi Ngang

        Mong rằng, với những chia sẻ trên đây của Lạc Việt Audio sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích về hát Chầu Văn. Từ đó, nâng cao hiểu biết của bản thân cũng như ý thức được vẻ đẹp đặc sắc của các làn điệu truyền thống dân tộc

        Nhận xét

        Bài đăng phổ biến