CẢI LƯƠNG

 CẢI LƯƠNG

Cải lương là gì?

Cải lương là một loại hình hát kịch có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam với sự kết hợp của đờn ca tài tử cùng dân ca của người dân Nam Bộ, âm nhạc cổ điển. Cái tên cải lương ý nói ở đây chính là sửa đổi để trở nên tốt đẹp hơn thể hiện trong biểu diễn, sân khấu cũng như đề tài kịch bản. Tuy nhiên có một số nhà nghiên cứu cho rằng từ Cải Lương ở đây là sự cải cách và lương truyền – làm mới âm nhạc cổ của dân tộc lưu truyền thành tuồng tích để mang tới khán giả, nhân dân cũng như các thế hệ sau này.

Cải lương là gì? Là một dòng nghệ thuật xuất hiện từ đầu thế kỷ 20

Cải lương là gì? Là một dòng nghệ thuật xuất hiện từ đầu thế kỷ 20

Cải lương hồ quảng là gì?

Hồ Quảng là một giai điệu trong cải lương, điệu hoà theo lối Quảng Đông bởi khi du nhập về chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cách biểu diễn nơi đây. Hồ Quảng ở đây cúng là một địa danh của Trung Hoa vào thời Nguyên thì đây là từ để chỉ chung các địa danh ở Trung Quốc và Hồ Nam, Hồ Bắc, Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và gần hết tỉnh Quý Châu.

Cải lương tiếng anh là gì?

Cải lương tiếng anh là gì? Cải lương trong tiếng anh có thể gọi là reformed theater hoặc giữ nguyên tên gốc là Cải Lương. Bởi lẽ hiện nay thì có rất nhiều loại hình nghệ thuật cổ, món ăn không thể dịch sang tiếng anh vì không có từ gần nghĩa, khi đó chúng ta sẽ sử dụng trực tiếp tên riêng để gọi cho chuẩn nhất.

Cải lương tiếng anh là gì?

Cải lương tiếng anh là gì? – reformed theater

Nguồn gốc cải lương – nghệ thuật dân gian Việt Nam

Không ai biết chính xác nguồn gốc của cải lương ra đời khi nào, chỉ biết rằng vào khoảng năm 1918 sự xuất hiện của tường Gia Long tẩu biểu diễn tại nhà hát Tây Sài Gòn đánh dấu sự mở đầu phát triển cho loại hình nghệ thuật này.

Từ Đờn ca tài tử

Từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 sự phát triển nhanh chóng của nghệ thuật đờn ca tài tử với nhiều nhóm biểu diễn được thành lập với mục đích chủ yếu là để giải trí, phục vụ cho các đám tang, lễ giỗ, cưới hỏi,…nhưng vào lúc bấy giờ chưa có một sân khấu chính thức hay buổi diễn nào chuyên nghiệp được tổ chức trước công chúng.

Đến đối Ca ra bộ

Đờn ca chính thức được biểu diễn trong một rạp chiếu bóng Casino ở Mỹ Tho do thầy Hộ mời Tư Triều về trình diễn và nhanh chóng nhận được nhiều sự yêu thích của công chúng. Đờn ca tài tử mang đủ 4 yếu tố cần có ở một vở diễn trên sân khấu đó là nội dung tác phẩm, nghệ sĩ biểu diễn, mang phong cách riêng và các tổ chức sinh hoạt.

Sau khi được đưa lên các sân khấu biểu diễn lớn, Đờn ca đã phát triển lên nghệ thuật Ca ra bộ tức vừa hát vừa được biểu diễn qua điệu bộ của các nghệ sĩ.

Nguồn gốc xuất phát của cải lương chính là từ đờn ca tài tử

Nguồn gốc xuất phát của cải lương chính là từ đờn ca tài tử

Chính thức hình thành cải lương

Vào ngày 16 tháng 11 năm 1918, tuồng Gia Long tẩu quốc chính thức được biểu diễn trong nhà hát lớn Tây Sài Gòn, thời gian này toàn quyền Đông Dương cũng cho phép mở gánh hát và biểu diễn tại các rạp lớn ở Nam Bộ. Đây chính là dấu mốc đánh dấu sự hình thành của loại hình nghệ thuật cải lương.

Thời gian cải lương hưng thịnh

Vào khoảng thời gian những năm 1960 đây là thời gian phát triển hưng thịnh nhất của nghệ thuật Cải lương tại miền Nam Việt Nam. Các sân khấu cải lương được công chúng đến xem vô cùng nhiều, có rất nhiều nghệ sĩ, nhà soạn, tác giả thời đó có được cuộc sống khấm khá, sung túc hơn nhờ cải lương.

Nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng trong giai đoạn này phải kể đến như:Thành Được, Hùng Cường, Tấn Tài, Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Lệ Thủy,… gắn liền với các gánh hát nổi danh khắp miền Nam như Đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, Thống Nhất, Tiếng Chuông Vàng,…

Cải lương từ sau 1975 – Nay

Từ những năm 80 của thế kỷ 20, nghệ thuật Cải lương bị xuống dốc nhanh chóng bởi đây là thời kỳ đổi mới, nhà nước khuyến khích nhiều các bài nhạc cổ vũ tinh thần xây dựng, cống hiến cũng như ca ngợi Đảng, Nhà nước. Sau khi mở cửa đất nước, có nhiều văn hoá mới được du nhập vào nước ta chẳng hạn như phim ảnh, ca nhạc,… khiến khán giả đến rạp để xem cải lương ít đi rất nhiều, chúng cũng không được giới trẻ đón nhận như trước.

Cải lương phát triển thịnh hành vào những năm 1960 sau đó bước vào giai đoạn thoái trào

Cải lương phát triển thịnh hành vào những năm 1960 sau đó bước vào giai đoạn thoái trào

Đặc điểm của cải lương là gì?

Sau khi tìm hiểu về khái niệm cũng như nguồn gốc cải lương, chúng ta cũng đã hiểu được phần nào về loại hình nghệ thuật dân gian này. Vậy cải lương được đặc trưng bởi những yếu tố nào?

Bố cục của vở diễn

Ban đầu các vở diễn cải lương không theo một bố cục chuyên nghiệp mà chỉ mang tính hát bội do các soạn giả soạn nên. Sau này khi phát triển hơn, sự xuất hiện của các đề tài mới thì bố cục của các vở diễn cải lương mới theo chuẩn của kích nói có phân thành các hồi, màn, lớp và có mở màn, hạ màn. Và bố cục biểu diễn theo kích nói được áp dụng với tất cả các vở cải lương sau này, kể cả những vở cổ được cải cách lại.

Đề tài cốt truyện trong cải lương

Lúc mới hình thành, cải lương thường lấy theo các đề tài, cốt truyện trong thơ nôm nổi tiếng với các tác phẩm như Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều,… hoặc các truyện phim của Pháp (bởi từ khi Pháp xâm lược nước ta, chúng đã bắt ép người dân phải học cũng như theo văn hoá của Pháp).

Từ những năm 1930, bắt đầu xuất hiện những vở cải lương viết về đề tài xã hội Việt Nam như Tô Ánh Nguyệt, Đời Cô Lựu. Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm dựa trên các truyện cổ của nước ngoài để làm phong phú thêm nội dung, thu hút công chúng.

Đề tài cốt truyện trong cải lương rất đa dạng từ tích cổ, thơ Nôm, xã hội hoặc các truyện nước ngoài

Đề tài cốt truyện trong cải lương rất đa dạng từ tích cổ, thơ Nôm, xã hội hoặc các truyện nước ngoài

Yếu tố ca nhạc, sân khấu

Cải lương là sự kết hợp của dân ca Nam Bộ cùng nhiều bản nhạc cổ nên có sự phong phú, đa dạng về âm nhạc. Cũng giống như hát nội, hồ Quảng, cải lương theo lối ca kịch tức là người soạn sẽ chỉ soạn lời trên một nền nhạc có sẵn chứ không sáng tác nhạc. Một số tác phẩm nổi tiếng thể hiện rõ được yếu tố ca nhạc, sân khấu của cải lương phải kể tới như Dạ cổ hoài lang, Tam nam, Trăng thu dạ khúc, Tự đại oán, Lưu thuỷ hành vân,.. Nhiều bản nhạc tây cũng được sử dụng trong các vở cải lương như Pouet Pouet (trong Tiếng nói trái tim), Marinella (trong Phũ phàng), Tango mysterieux (trong Đóa hoa rừng),….

Tạo hình, trang phục trong nghệ thuật cải lương

Tuỳ theo câu chuyện và bối cảnh lịch sử mà các nhân vật trong vở cải lương sẽ sử dụng tạo hình cũng như trang phục cho hợp lý. Chẳng hạn như nếu vở diễn về đề tài xã hội hiện đại thì sẽ mặc như ngoài đời, các vở diễn cổ, kiếm hiệp, dân tộc thì y phục sẽ được lựa chọn sao cho đúng với câu chuyện.

Điểm đặc biệt đó là cải lương thường diễn vào buổi tối, đêm nên y phục của nhân vật biểu diễn thường có sự lộng lẫy đặc biệt là vai vua chúa, phi tần, những người có địa vị cao. Ngoài ra thì cách trang điểm cũng rất quan trọng làm toát lên thần thái của nhân vật trong vở diễn mà nhất định không được bỏ qua khi tạo hình.

Tạo hình, trang phục trong nghệ thuật cải lương

Tạo hình, trang phục trong nghệ thuật cải lương

Đạo cụ sử dụng trong cải lương là gì?

Ngoài sân khấu được tái hiện một cách chân thực nhất thì đạo cụ sử dụng trong cải lương cũng phải thực sự phù hợp với nhân vật. Chúng không mang tính ước lệ mà là những đạo cụ thật được chuẩn bị giúp cho khán giả cảm nhận được tất tần tật nội dung của vở diễn một cách sống động và tinh tế nhất.

Âm nhạc trong nghệ thuật cải lương

Âm nhạc trong cải lương chịu ảnh hưởng của nhiều phong cách nhạc khác nhau.

LoạiNội dung
Ca BắcMang điệu văn vần, diễn trong các tình tiết vui hoặc những cảnh từ biệt hào hùng
Ca NamMang âm hưởng buồn thảm trong Cải lương với các loại mang cấp độ bi ai khác nhau như: Nam xuân, Nam ai, Nam bình, Nam chạy, Nam đảo ngũ cung.
Ca Bắc biến thể giọng NamCó ba điệu chính là Hành vân hơi Nam, Chuồn chuồn hơi Nam và vọng cổ.
Nói lốiThường và những câu văn vần với 3 loại chính là Lối Bắc, Lối Ai, Lối dặm.
Nói thườngXen giữa các câu nói lối, thể hiện một cách tự nhiên nhất như lối nói hàng ngày.
OánLối Oán thể hiện được nỗi đau buồn nhưng mang tính bi hùng chứ không có tính uỷ mị, thê lương ai oán.
BìnhBình sử dụng thơ lục bát đọc từng câu, từng điệu rõ ràng.
NgâmĐọc thơ theo kiểu ngâm với các âm trầm bổng để thể hiện được cảm xúc cá nhân, không có khuôn nhịp cố định, thường dùng thể loại thất ngôn tứ tuyệt hoặc song thất lục bát, lục bát.
Nói thơĐọc thơ thoải mái giống như nói vậy.
ThánViết và thể hiện theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giọng não nề thường sử dụng khi than khóc khi những người thân yêu rời xa cõi trần.
Hát có tính ngắn gọn, tính nhạc đặc biệt phong phú với một số lối hò phổ biến trong cải lương như: Giao duyên, ngựa ô, Huế, con sáo, thập tình, chuồn chuồn.
Là điệu hát mang tính dân gian có thể do một hoặc nhiều người hát.

Dàn nhạc trong cải lương

Ngoài các yếu tố về nhân vật, cốt truyện thì dàn nhạc chính là một yếu tố không thể thiếu trong cải lương. Dàn nhạc giúp tạo tình tiết kịch tính cho vở diễn, phụ hoạ cho giọng hát của các nghệ sĩ biểu diễn, giúp cho vở diễn có lúc thăng lúc trầm và không bị trống ở bất cứ thời điểm nào. Có hai dàn nhạc sử dụng trong cải lương đó là sự kết hợp của nhạc cổ và tân nhạc.

Dàn nhạc cổ sử dụng các nhạc cụ truyền thống của dân tộc như đàn tranh, đàn bầu, đàn kìm, đàn cò, đàn sến, sáo trúc,…

Dàn nhạc tân: Ban đầu chỉ sử dụng làm nhạc nền cho các giai đoạn chuyển cảnh và quảng cáo nhưng sau này sự xuất hiện của các vở diễn nước ngoài bắt buộc phải kết hợp với dàn nhạc tân để thể hiện đúng được chất của vở diễn. Dàn nhạc tân sử dụng nhiều nhạc cụ hiện địa như piano, guitar, organ,..

Dàn nhạc trong cải lương có thể sử dụng dàn nhạc cổ kết hợp tân nhạc

Dàn nhạc trong cải lương có thể sử dụng dàn nhạc cổ kết hợp tân nhạc

Phong cách biểu diễn

Nghệ sĩ biểu diễn cải lương thường phải đạt đủ bốn yếu tố đó là có được chất giọng hay, sắc đẹp, có tài và duyên để thu hút khán giả. Cải lương đòi hỏi nghệ sĩ biểu diễn phải có nét diễn tự nhiên ngoài ra các cử chỉ phải uyển chuyển, mềm mại. Vũ đạo trong cải lương cũng được tiết chế để phù hợp hơn với đời sống thực tiễn.

Những nghệ sĩ nổi tiếng trong dòng nghệ thuật cải lương

Nhắc tới sự thành công của cải lương thì không thể bỏ qua những nghệ sĩ gạo cội hàng đầu như:

  • Út Trà ôn
  • Út Bạch Lan
  • Thanh Sang
  • Thanh Thanh Hoa
  • Tấn Tài
  • Hữu Phước
  • NSND Ái Liên
  • Tiêu Lang
  • NSƯT Kim Xuân
  • NSND Mạnh Tưởng
  • Tuấn Sửu – Bích Được
  • Thanh Thanh Hiền
  • Bộ đôi Thanh Sang – Thanh Nga
  • Bộ đôi Bạch Tuyết – Hùng Cường
  • Minh Vương – Lệ Thủy
Nghệ sĩ Thanh Sang - cực kỳ nổi tiếng trong các vở cải lương phổ biến nhất

Nghệ sĩ Thanh Sang – cực kỳ nổi tiếng trong các vở cải lương phổ biến nhất

Cùng với đó là các soạn giả cải lương nổi tiếng như: Hà Triều, Hoa Phượng, Quy Sắc, Viễn Châu, Yên Lang, Thạch Tuyền, Năm Châu, Trần Hà, Trần Hữu Trang

Các vở cải lương nổi tiếng nhất

Dưới đây là một số vở cải lương nổi tiếng cổ mà nhất định bạn phải thưởng thức một lần để hiểu rõ hơn về cái hay cái đẹp của loại hình nghệ thuật này.

1. Kiếp nào có yêu nhau

Đây là một trong các vở cải lương nổi tiếng nhất do nghệ sĩ Tấn Tài biểu diễn. Nội dung kể về câu chuyện tình buồn giữa Mộ Dung Thạch và tiểu thư Thiên Kim. Cuộc đời chia rẽ họ khiến họ không thể đến được với nhau. Tác phẩm do soạn giả Nguyên Thảo và Hạnh Trung thực hiện.

2. Xin một lần yêu nhau

Xin một lần yêu nhau là vở cải lương cổ kinh điển nổi bật kể về những tâm sự buồn của cặp đôi tình nhân Âu Thiên Vũ và Hồ Như Thuỷ. Những lời than toán về số phận, định kiến xã hội cũng như lòng tham đã chia rẽ hai người, mong có kiếp sau nối lại lòng chung thuỷ, son sắt này. Đây cũng là một tác phẩm do soạn giả Nguyên Thảo thực hiện.

3. Đêm lạnh chùa hoang

Đêm lạnh chùa hoang cũng được coi là một trong các vở cải lương nổi tiếng nhất mà bạn không thể bỏ lỡ. Nội dung câu chuyện là mối tình trắc trở của Bảo Xuyên và Lĩnh Sơn. Giữa nhiệm vụ của đất nước và tình yêu sắt son họ nguyện chết vì nhau để hoàn thành cả hai. Vở diễn để lại ấn tượng sâu đậm với người xem bởi hình ảnh Lĩnh Sơn hoàn thành được nhiệm vụ nhưng cuối cùng lại ôm xác người yêu trên tay và mất đi người quan trọng ấy vĩnh viễn.

4. Máu nhuộm sân chùa

“Máu nhuộm sân chùa” nói về những ân oán, hận thù trong cuộc đời, để từ đó cái kết như hóa giải ra, khuyên con người nên gạt bỏ đi mà sống một cuộc đời bình yên, thanh thản hơn. Ngoài ra đây còn là vở diễn kể về chuyện tình cảm động giữa Tự Tâm và Thiên Nga để lại bao ấn tượng cho người xem.

5. Tâm sự loài chim biển

Là một trong các vở cải lương nổi tiếng nhất ra mắt trước năm 1975, tâm sự loài chim biển vô cùng được yêu thích thời bấy giờ. Nội dung vở diễn xoay quanh mối tình sâu đậm sẵn sàng hi sinh vì người mình yêu, dâng hết trọn tình yêu cho một người duy nhất. Cho tới tận ngày nay, đây vẫn là vở diễn được nhiều khán giả nhớ và nhắc tới.

Các đoàn cải lương nổi tiếng ở nước ta

Một số đoàn cải lương nổi tiếng ở Bắc Bộ và Nam Bộ bao gồm:

  • Nhà hát Cải lương Việt Nam
  • Nhà hát Cải lương Hà Nội
  • Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang
  • Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Đồng Nai
  • Đoàn Cải lương Hải Phòng
  • Đoàn Cải lương Hương Tràm tỉnh Cà Mau
  • Đoàn Cải lương Tây Đô thuộc Nhà hát Tây Đô tỉnh Cần Thơ
  • Đoàn nghệ thuật Cải lương Long An
  • Đoàn văn công Đồng Tháp
  • Đoàn nghệ thuật Cải lương Bến Tre
  • Đoàn Cải lương Ánh Hồng tỉnh Trà Vinh
  • Đoàn Cải lương nhân dân Kiên Giang
  • Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu tỉnh Bạc Liêu
  • Đoàn Cải lương An Giang
  • Đoàn nghệ thuật Cải lương Tây Ninh.
Lựa chọn hệ thống âm thanh để nghe cải lương

Lựa chọn hệ thống âm thanh để nghe cải lương

Lựa chọn hệ thống âm thanh để nghe cải lương

Để thưởng thức được hết cái hay cái đẹp của loại hình nghệ thuật dân gian cải lương, cách tốt nhất đó là bạn phải đi xem biểu diễn thực tế. Tuy nhiên nếu không có điều kiện chúng ta vẫn có thể xem cải lương tại nhà với một chiếc tivi và dàn âm thanh thực sự chất lượng.

Vì mang tính ca kịch nên khi chọn hệ thống âm thanh nghe cải lương, bạn chú ý chọn những loại có khả năng thể hiện tốt phần lời của nghệ sĩ chẳng hạn như có thể sử dụng loa âm trần để tiết kiệm không gian, đảm bảo thẩm mỹ hoặc lựa chọn các dàn loa karaoke chất lượng của BMB, JBL hay Bose cũng là lựa chọn rất ổn. Ngoài ra cũng cần chú ý chọn amply, cục đẩy công suất cho phù hợp để có được chất lượng âm thanh hoàn hảo nhất.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến